Tháng 3/2023, một số người ở Quảng Nam bị nghi ngộ độc botulinum sau khi ăn mắm cá chép ủ chua. Tháng 5/2023, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số ca ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa, mắm. Nhiều thông báo lần lượt được đưa ra để nhắc nhở người dân đề phòng tình huống éo le này. Bình thuận cảnh báo nhiều trường hợp nhập viện, thậm chí có trường hợp tử vong do ngộ độc botulinum (06/2023). Khuẩn Clostridium botulinum Clostridium botulinum (C.botulinum) là một vi khuẩn hình que, Gram dương, sống kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, gây bệnh bằng ngoại độc tố. Trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn C.botulinum phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi, được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá…vv. Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng tốt ( >1000°C vẫn sống, đun nóng ở nhiệt độ 1200°C trong 10 phút mới giết chết được nha bào). Tình trạng bệnh Bệnh kéo dài từ 4-8 ngày. Trường hợp nặng thì trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp bị liệt (khó thở, thở nhanh, nông) cuối cùng thì chết do ngạt. Ngộ độc do C.botulinum rất hiếm nhưng được biết nhiều vì tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao. Bệnh hồi phục tương đối chậm, thường để lại di chứng tương đối dài. Nếu không được điều trị sẽ chết sau 3-4 ngày. Ngày nay với các phương pháp điều trị tích cực, nhanh chóng, tỷ lệ tử vong còn khoảng 10%. Cách phòng tránh & ứng phó tình huống ngộ độc thực phẩm Để phòng chống ngộ độc do Botulinum, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị: – Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt; Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá. – Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. – Ngưng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người thân xung quanh không sử dụng. – Giữ và bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Phòng Quản lý Ngộ độc thực phẩm
Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh